Trước hết, nguồn sữa của mẹ có thực sự thiếu sữa không? Có rất nhiều mẹ đã hỏi bác về việc lo lắng sữa của mình cho con.
Trên thực tế nếu bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn và tăng cân tốt phát triển chiều dài trong chuẩn thì các mẹ yên tâm rằng mình đủ sữa và chắc chắn rằng mẹ không hề gặp vấn đề gì về sữa của mình.
Vậy cách nào để biết rằng bé có bú đủ hay không?
- Dấu hiệu bú đủ của bé: Nếu mẹ không chắc về mức tăng cân hiện tại của bé (có thể bé chưa đi kiểm tra cân nặng của bé ở trạm y tế hoặc bệnh viên nơi tiêm phòng).Và theo dõi theo biểu đồ chiều dài, cân nặng của Tổ chức ý tế thể giới WHO.
Nếu em bé có đủ số lượng tã ướt và bẩn thì những điều sau đây KHÔNG có nghĩa là mẹ có ít sữa:
- Bé bú mẹ thường xuyên: Sữa mẹ được tiêu hóa nhanh hơn sữa công thức (thường trong 1,5-2 giờ), vì vậy trẻ bú mẹ cần ăn thường xuyên hơn trẻ bú sữa công thức. Nhiều trẻ có nhu cầu bú mạnh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường cần tiếp xúc liên tục với mẹ để trấn an chứ không hẳn là bé đói.
- Bé đột ngột tăng tần suất và/hoặc thời gian bú: thường là một sự tăng trưởng đột biến. Em bé có nhu cầu bú nhiều hơn (điều này thường kéo dài vài ngày đến một tuần), điều này giúp làm tăng nguồn sữa của bạn. Nếu em bé đang tăng nhu cầu mẹ hãy cố gắng ôm cho bé bú trực tiếp nhiều nhất có thể. Một số mẹ lo lắng sẽ bổ sung thêm bình sữa công thức, lúc này cơ thể bạn sẽ hiểu rằng em bé không cần thêm sữa và cơ thể giảm sản xuất sữa.
- Em bé của bạn không bú lâu như trước đây. Khi trẻ lớn hơn và bú mẹ tốt hơn, chúng sẽ hút sữa hiệu quả hơn.
- Bé quấy khóc. Nhiều trẻ quấy khóc trong ngày – thường là vào buổi tối. Một số em bé thường xuyên quấy khóc. Điều này có thể có nhiều lý do và đôi khi sự quấy khóc biến mất trước khi người mẹ tìm ra lý do.
- Bé bú thêm sữa công thức hoặc sữa vắt ra sau khi bú mẹ xong. Nhiều trẻ sẵn sàng bú bình ngay cả sau khi đã bú no. Tất nhiên, nếu người mẹ thường xuyên bổ sung cho bé sau khi cho con bú, nguồn sữa của mẹ sẽ giảm.
- Mẹ thấy ngực mình không rỉ sữa, hoặc chỉ rỉ ít hoặc ngừng rỉ sữa. Ngực rỉ sữa không liên quan đến nguồn sữa của bạn. Nó thường dừng lại sau khi nguồn sữa đã điều chỉnh theo nhu cầu của con.
- Ngực của bạn đột nhiên có vẻ mềm hơn. Một lần nữa, điều này thường xảy ra sau khi nguồn sữa của bạn đã điều chỉnh theo nhu cầu của bé.
- Mẹ không thấy phản xạ xuống sữa, hoặc cảm giác đó không còn mạnh mẽ như trước.
- Bạn nhận được rất ít hoặc không có sữa khi hút. Lượng sữa bạn hút được không phải là thước đo chính xác về nguồn sữa của bạn. Em bé bú khỏe sẽ vắt sữa mẹ hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ máy hút sữa nào. Ngoài ra, hút sữa là một kỹ năng cần có (khác với kỹ năng cho bé bú mẹ trực tiếp) và có thể phụ thuộc rất nhiều vào loại máy hút sữa. Một số phụ nữ có nguồn sữa dồi dào không thể lấy được sữa khi hút sữa. Ngoài ra, việc sản lượng bơm giảm theo thời gian là điều rất phổ biến và bình thường.
- Nguyên nhân gây giảm sữa
Những điều này có thể gây ra hoặc góp phần vào việc giảm sản xuất sữa:
1. Cho bé bú là một quá trình cung và cầu. Sữa được sản xuất khi bé bú và lượng sữa mà bé bú sẽ giúp cho cơ thể mẹ biết lượng sữa cần thiết. Mỗi bình sữa (sữa công thức, nước) mà bé được bổ sung có nghĩa là cơ thể người mẹ nhận được tín hiệu để sản xuất ít sữa hơn
2. Bé thích bú bình. Bình sữa đòi hỏi kiểu bú khác với bú mẹ, bé thích bình vì sẽ dễ dàng lấy sữa ra khỏi bình hơn, sữa bình chảy nhanh hơn so với sữa ở ngực mẹ. Do đó, việc cho bé bú bình có thể khiến bé gặp sai khớp bú mẹ trực tiếp dẫn đến giảm sữa.
3. Dùng ti giả : ti giả cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ngậm của bé. Các mẹ lam dụng ti giả cũng có thể làm giảm đáng kể thời gian con bạn bú mẹ, điều này có thể khiến nguồn sữa của bạn giảm xuống.
4. Núm trợ ti có thể là một công cụ hữu ích trong một số trường hợp, nhưng nó cũng có thể làm giảm kích thích đến núm hoặc cản trở quá trình chuyển sữa, điều này có thể cản trở chu kỳ cung-cầu.
5. Cho ăn theo lịch trình mà mẹ đặt ra sẵn, ép bé bú mẹ nhiều làm tâm lý bé ảnh hưởng bé từ chootis bú mẹ có thể dẫn đến giảm nguồn cung. Mẹ hãy cho bé bú bất cứ khi nào bé đói.
6. Em bé buồn ngủ: trong vài tuần đầu tiên, bé ngủ chiếm thời gian nhiều nhất trong ngày và đòi bú thường xuyên và trong thời gian ngắn. Bú và ngủ liên tục nên mẹ hãy cho bé bú ít nhất hai giờ một lần vào ban ngày và ít nhất 4 giờ một lần vào ban đêm để thiết lập nguồn sữa của bạn.
7. Chỉ cung cấp một vú mỗi lần cho ăn: Điều này là tốt nếu nguồn sữa đã dồi dào và ổn định bé tăng cân tốt. Nếu đang cố gắng tăng nguồn sữa của mình, hãy để bé bú hết bên đầu tiên, sau đó cho bé bú bên thứ hai.
8. Các vấn đề về sức khỏe hoặc giải phẫu của em bé (bao gồm vàng da, tưa lưỡi, dính thắng lưỡi v.v.) có thể khiến em bé không thể bú hết sữa ra khỏi vú, do đó làm giảm nguồn sữa.
9. Sức khỏe của mẹ (thiếu máu hoặc suy giáp không kiểm soát được, sót nhau thai, xuất huyết sau sinh…), phẫu thuật/chấn thương ngực trước đó, các vấn đề về nội tiết tố (ví dụ: PCOS), các vấn đề về giải phẫu, thuốc mẹ đang dùng (ngừa nội tiết tố, sudafed…), hoặc hút thuốc cũng có ảnh hưởng khả năng ảnh hưởng đến nguồn sữa.
- Cách cải thiện lượng sữaSản xuất sữa là một quá trình cung và cầu. Nếu bạn cần tăng nguồn sữa, điều quan trọng là phải hiểu cách sản xuất sữa – hiểu điều này sẽ giúp người mẹ làm những điều đúng đắn để tăng sản lượng.
Để tăng tốc độ sản xuất sữa và tăng nguồn cung cấp sữa tổng thể, điều quan trọng là làm trống bầu ngực giúp sữa được thoát ra khỏi ngực nhiều và thường xuyên nhất.
Cách giúp tăng lượng sữa:
1. Hãy chắc chắn rằng em bé đang bú hiệu quả. Đây là cách giúp kích sữa nhanh và hiệu quả nhất.
2. Cho bú thường xuyên, và trong thời gian em bé của bạn đang tích cực bú. Hãy nhớ rằng – bạn muốn loại bỏ nhiều sữa hơn từ vú và làm điều này thường xuyên. Nếu bé gặp vấn đề về tăng cân, hãy cố gắng cho bé bú ít nhất 1,5-2 giờ một lần vào ban ngày và ít nhất 3 giờ một lần vào ban đêm.
3. Mẹ có thể cho bé ngủ cùng trong 2-3 ngày, giữ tâm lý thoải mái cho bé bú thường xuyên
4. Cho bé bú 2 bên trong mỗi lần cho bé bú, cho bé bú kiệt một sau đó mới đổi bên
5. Nếu lượng sữa mẹ còn ít, mẹ có thể liên tục đổi bên khi bé, mỗi khi bé buồn ngủ để bé có thể dậy bú tích cực hơn.
6. Hạn chế dùng ti già và bình sữa khi có thể. Tất cả nhu cầu bú của trẻ phải được đáp ứng ở ti mẹ, Mẹ có thể bố sung cho con bú hoặc bằng thìa, cốc hoặc ống nhỏ giọt.
7. Chỉ cho bé bú sữa mẹ. Không cho bé uống nước lọc khi bé <6 tháng tuổi. Nếu bạn đang sử dụng tầm 100ml sữa công thức mỗi ngày, mẹ có thể giảm dần lượng sữa và ôm cho bé bú hoàn toàn để “thách thức” ngực của mình sản xuất nhiều sữa hơn.
8. Mẹ chú ý nghỉ ngơi thư giãn. Uống nước khi khát (đừng ép uống nước – uống thêm nước không làm tăng lượng sữa) và ăn một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý.
9. Xem xét việc hút sữa. Mẹ có thể hút sữa sau hoặc giữa các lần bú bằng máy hút sữa/ cốc hứng sữa/ vắt tay– việc hút sữa khá quan trọng khi bé bú không hiệu quả hoặc không đủ thường xuyên, và có thể đẩy nhanh quá trình kích sữa hơn.